Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường THCS Luân Giói

TUYÊN TRUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI DẠY THÌ CHO CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG THCS LUÂN GIÓI.

Thứ tư - 04/11/2020 17:23
Với  đặc thù xã ở vùng sâu, vùng xa nên sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản của người dân nói chung và học sinh nói riêng còn rất hạn chế. Chính vì vậy , nhà trường luôn có sự kết hợp với Phòng y tế huyện Điện Biên Đông tổ các buổi ngoại khóa lồng ghép vào trong các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ nhằm tạo cho các em những hiểu biết cơ bản chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm vị thành niên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết.
TUYÊN TRUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI DẠY THÌ  CHO CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG THCS LUÂN GIÓI.
TUYÊN TRUYỀN SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI DẠY THÌ  CHO CÁC EM HỌC SINH TRƯỜNG THCS LUÂN GIÓI.
Với  đặc thù xã ở vùng sâu, vùng xa nên sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản của người dân nói chung và học sinh nói riêng còn rất hạn chế. Chính vì vậy , nhà trường luôn có sự kết hợp với Phòng y tế huyện Điện Biên Đông tổ các buổi ngoại khóa lồng ghép vào trong các tiết chào cờ, hoạt động ngoài giờ nhằm tạo cho các em những hiểu biết cơ bản chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm vị thành niên nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết.
Lứa tuổi học sinh THCS bắt đầu từ 11 - 16 tuổi. Ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn… Thực tế cho thấy, trẻ vị thành niên còn thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về SKSS, chưa hiểu rõ cơ thể của bản thân. Tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như Sinh học, Giáo dục công dân nhưng những kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết. Nhu cầu về việc tuyên truyền, phổ biến SKSS rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mạng internet luôn có tác động hai chiều đến nhận thức của các em, trong đó, thông tin tiêu cực vẫn còn khá nhiều. Vì vậy, khi tham gia buổi  học, học sinh sẽ nắm đước những kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản, tuổi vị thành niên:
Thứ nhất, các em sẽ hiểu về những thay đổi về thể chất và tâm sinh lí ở chính lứa tuổi của các em. Như ở nữ: Phát triển chiều cao, phát triển cân nặng, tuyến vú và khung xương chậu và bộ phận sinh dục phát triển, có king nguyệt. Ở nam Phát triển chiều cao, phát triển cân nặng, thay đổi giọng nói (bể giọng, giọng nói ồm), tuyến bã, tuyến mồ hôi phát triển, lông trên cơ thể và mặt phát triển, bắt đầu xuất tinh,...để từ đó các em biết cách tự tự chăm sóc về sức khỏe sinh sản của mình hơn. Với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ vị thành niên dễ thay đổi tính cách, hành vi ứng xử như: Tính độc lập: trẻ có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập. Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ. Nhân cách: cố gắng khẳng định mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn.Tình cảm: chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác. Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để tạo ra giá trị của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng xử. Trí tuệ: trẻ vị thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa.
 
(Cán bộ y tế đang tuyên truyền SKSS đến cho các em học sinh trường THCS Luân Giói)
 Thứ hai, buổi tuyên truyền giúp các em biết được các nguy cơ hay gặp ở lứa tuổi các em. Do những thay đổi trên mà VTN dễ bị: dụ dỗ, mua chuộc, lừa gạt, xâm hại và dễ bắt chước. Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn , hậu quả: Mang thai sớm ngoài ý muốn: Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ. Do khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi sanh dễ phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu. Tỉ lệ trẻ sinh ra thiếu cân, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh và tử vong cao hơn nhiều so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai. Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng, khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, dễ chán nản, cảm thấy cách biệt với gia đình và bạn bè. Bị người kia bỏ rơi hoặc phải cưới gấp với người mà bạn không muốn có cam kết cuộc sống với người đó. Bản thân và gia đình phải gánh chịu những định kiến của xã hội. Gánh nặng về kinh tế khi nuôi con. Góp phần làm tăng chi phí xã hội, tăng dân số. Phá thai có thể đưa đến các tai biến: choáng, chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh, … Dễ bị lôi cuốn bởi các chất kích thích, chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, ma túy.
 
Thứ ba, các em nắm được mình cần làm gì để phòng tránh những tác hại đó:  Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, người thân và bạn bè. Cần tâm sự về những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc với người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, người có uy tín, kiến thức và có trách niệm. Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao cho phù hợp và điều độ. Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục,..Tránh xa những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi trụy; tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy. Không nên quan hệ tình dục (QHTD) trước tuổi trưởng thành. Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục,..
 
( Các em học sinh nghiêm túc, chú ý lắng nghe)
Có thể nói, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là công tác quan trọng góp phần ổn định nhiều mặt của xã hội, phòng tránh nhiều hệ lụy tiêu cực trong giới trẻ và là nền tảng nâng cao chất lượng dân số, gia đình về lâu dài cho địa phương. Việc nâng cao hiệu quả công tác này là vấn đề cần quan tâm. Gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục theo chuyên đề tại địa bàn; tăng cường lồng ghép giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe nhân các chiến dịch; chú trọng mở rộng đối tượng vận động là cha mẹ, ông bà…để giáo dục, động viên con em trong việc tham gia tư vấn và khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ. Đặc biệt, gia đình và xã hội cần tạo mọi điều kiện để vị thành niên, thanh niên tích cực học tập, lao động, chủ động tham gia các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục lành mạnh nói riêng; bảo đảm để vị thành niên, thanh niên được quan tâm chăm lo toàn diện và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
                                                                   
 
Người viết: Lò Thị Hòa
 
 
.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 5
6A2 2
6A3 1
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay725
  • Tháng hiện tại5,361
  • Tổng lượt truy cập367,208
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính