Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường THCS Luân Giói

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Nong U

Thứ hai - 09/03/2020 22:30
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học cơ sở.
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bán trú trường PTDTBT THCS Nong U
èn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong năm nội dung được Bộ GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học cơ sở.

Học sinh Trường PTDTBT-THCS NONG U , ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều em từ các bản xa như Ta Té, Pá Ban, Dư O,... đến học tập và ở bán trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh.

Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bán trú nói riêng, dó đó BGH nhà trường cùng với ban quản lý bán trú của nhà trường đã và đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm triển khai sâu, rộng và có hiệu quả kỹ năng sống cho học sinh bán trú.

 

I. Những kĩ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho học sin bán trú trường PTDTBT THCS NONG UCác nhóm kĩ năng được xếp theo thứ tự ưu tiên

Dựa trên thực trạng học sinh ở bán trú tại Trường PTDTBT THCS NONG U nêu trên, ban quản lý bán trú tập trung hướng dẫn các em ở khu bán trú hình thành các kĩ năng cơ bản sau:

- Kĩ năng tự phục vụ: Từ những việc nhỏ như mắc màn trước khi đi ngủ, gấp chăn màn gọn gàng vào buổi sáng, tắm rửa và giặt quần áo mỗi ngày, nấu ăn hằng ngày hay vui chơi giải trí giảm căng thẳng và nhớ gia đình ...

Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết.

Kĩ năng giao tiếp giúp các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm ­xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp các em có mối quan hệ tích cực với nguời khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong trong trường cũng như trong khu bán trú - là nguồn hỗ trợ quan trong cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống.

 Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.

Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc.

Quản lý thời gian là một trong những kĩ năng quan trọng trong nhóm kĩ năng làm chủ bản thân. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm.

 Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống.

Kĩ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm.

 Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống.

Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các em cần:

+ Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải, kể cả tìm kiếm thêm thông tin cần thiết.

+ Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/tình huống đã có.

+ Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra nếu ta lựa chọn phương án giải quyết nào đó.

+ Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó.

+ So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng.

+ Hành động theo quyết định đã lựa chọn.

+ Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định và giải quyết vấn đề sau.

 Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

Kĩ năng hợp tác là khả năng các em biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong khu bán trú.

Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.

Biểu hiện của người có kĩ năng hợp tác:

+ Tôn trọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm; tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết.

+ Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm.

+ Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm. Đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm.

+ Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động.

+ Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục đích, mục tiêu hoạt động chung.

+ Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, về những sản phẩm do nhóm tạo ra.

 Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thì người khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẽ.

Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau:

+ Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ,

+ Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy.

+ Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp: đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.

Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ các em có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình; đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giãi bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm lý do bị dồn nén cảm xúc. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới và hướng đi mới.

II. Một số biện pháp rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản trên.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bán trú tại trường nói riêng rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.

- BGH nhà trường đã chỉ đạo giáo viên bộ môn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.

hối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kĩ năng sống.

- Đối với Đoàn trường

+ Gắn việc rèn luyện kĩ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: trang trí phòng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú,...

+ Tổ chức một số hoạt động giành riêng cho học sinh nội trú: Tập văn nghệ vào tối thứ 6 hàng tuần, cho các phòng ở khu bán trú thi thể thao và thi văn nghệ với nhau...

+ Đoàn trường phân công đoàn viên giáo viên vào quản lý nề nếp và dạy phụ đạo cho học sinh bán trú vào các ngày (Chiều và tối) trong tuần.

- Chỉ đạo Đoàn và Đội trong nhà trường phối hợp tổ chức các hội thi văn nghệ nhân các ngày lễ lớn trong năm như: 20/11, 26/03...

- Phân công các thầy giáo ở tập thể chịu trách nhiệm chính quản lí nếp nếp của các em ở khu bán trú, quản lý thời gian ăn , nghỉ, giờ tự học của các em...


 

Nguồn tin: Trường THCS Luân Giói

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 5
6A2 2
6A3 1
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay496
  • Tháng hiện tại5,132
  • Tổng lượt truy cập366,979
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính