Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường THCS Luân Giói

Tại sao nhiều tiết học được chuẩn bị tốt những vẫn bị thất bại ?

Thứ tư - 09/12/2020 08:14
Điều này thường xảy ra với tất cả giáo viên và tôi không dám chắc rằng nó sẽ không lặp lại. Đôi khi những gì chúng ta nghĩ là tốt nhất, hấp dẫn nhất, thú vị, và kế hoạch giảng dạy tốt chỉ đều chỉ là những giả định. Có khi sự thất bại của một giờ học đơn giản là do không khí trong lớp học luôn thay đổi mà học sinh thì không thay đổi và mỗi ngày là mớ hỗn độn các công việc. Tuy nhiên, với thời gian và sự suy ngẫm, chúng ta sẽ nhận ra một số vấn đề chính có tác động đến thành công giờ học. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý đến:
Tại sao nhiều tiết học được chuẩn bị tốt những vẫn bị thất bại ?
Điều này thường xảy ra với tất cả giáo viên và tôi không dám chắc rằng nó sẽ không lặp lại. Đôi khi những gì chúng ta nghĩ là tốt nhất, hấp dẫn nhất, thú vị, và kế hoạch giảng dạy tốt chỉ đều chỉ là những giả định. Có khi sự thất bại của một giờ học đơn giản là do không khí trong lớp học luôn thay đổi mà học sinh thì không thay đổi và mỗi ngày là mớ hỗn độn các công việc. Tuy nhiên, với thời gian và sự suy ngẫm, chúng ta sẽ nhận ra một số vấn đề chính có tác động đến thành công giờ học. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý đến:
1.    Hướng dẫn và làm mẫu của giáo viên
Khi chúng ta hứng thú về một dự án hoặc một bài học, chúng ta sẽ cố gắng mang tất cả “ý tưởng tuyệt vời” đến với học sinh. Chúng tôi phác thảo một quy trình làm việc rõ ràng và chi tiết, mô tả sản phẩm mong muốn, vạch ra một số tài nguyên theo cách của học sinh. Chúng ta lồng ghép các kỹ năng trên phiếu tự đánh giá và đặt chúng ra để giải quyết tất cả cùng một lúc. Hãy bình tĩnh và chậm lại. Hãy làm mọi thứ dễ dàng hơn. Đôi khi “bật mí” từng chút một có thể làm cho mục tiêu trở nên hiệu quả hơn nhiều. Khi bạn cho học sinh quá nhiều thông tin, tất cả cùng một lúc (đặc biệt khi học những kỹ năng mới mà học sinh không chắc chắn hoặc vẫn đang thử nghiệm), học sinh sẽ bị choáng ngợp và không có khả năng nhận thức. Học sinh sẽ không hào hứng với một sản phẩm cuối cùng trừ khi chắc chắn rằng nó có thể đạt được.
Phá vỡ và chia nhỏ. Hãy nghĩ đến từng bước chính bạn sẽ thực hiện để giải quyết bài tập. Mỗi bước cần những kiến thức nào? Kiến thức cơ bản hoặc kỹ năng nào là cần thiết để thành công trong từng bước? Giáo viên có nên trực tiếp giảng dạy về kiến thức đó? Học sinh có nên tham gia ” thực hành” trước khi giải quyết các vấn đề không? Giáo viên càng có khả năng chia nhỏ từng phần của dự án thành các nhiệm vụ học tập có thể quản lý được, thì những người học sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

2. Hoạt động chuyển tiếp
Không phải chỉ có sự chuyển tiếp từ một phần của bài học này sang phần tiếp theo. Chúng ta hãy nghĩ về cách học sinh di chuyển từ bàn này sang bàn khác trong suốt giờ học, những gián đoạn khi học sinh làm việc theo nhóm, cặp đôi hay cách di chuyển bàn ghế… Hãy chú ý đến các hoạt động thực hành chuyển tiếp trong lớp học của bạn. Vâng, có thể bạn đã nghe nó trong các bài giảng của trường đại học về “quản lý lớp học”, và nhanh chóng bỏ qua nó, bởi vì bạn nghĩ rằng có nhiều thứ quan trọng hơn để làm. Và bây giờ bạn đang ở trong lớp học, và mọi thay đổi nhỏ trong môi trường đó sẽ gây ra nhiều sự hỗn loạn hơn bạn tưởng tượng. Tiếc là khi nhận ra thì đã hơi muộn phải không?
Hãy nghĩ về lớp học của bạn trông như thế nào. Có bàn không? Ghế với bàn có dính liền nhau không? Lớp học là một không gian mở rộng hay bạn đóng kín? Bạn thường xuyên sử dụng cách tổ chức nhóm như thế nào trong không gian này? Học sinh có phải đẩy bàn để tạo thành các nhóm không? Học sinh đứng dậy, lấy đồ đạc và ghép nhóm với bạn cùng lớp một cách ngẫu nhiên hoặc có sự sắp xếp? Không gian lớp học sau khi tạo nhóm sẽ như thế nào? Chia sẻ những điều này với học sinh trước, và thực hành chúng. Ngay cả khi giáo viên không sử dụng chúng: hãy dành thời gian cho học sinh để chúng có thể nhanh chóng chuyển từ lớp học này sang lớp khác. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, năng lượng và sự kiên nhẫn.

3. Năng lực đọc của học sinh
Trường học đã thu thập được toàn bộ dữ liệu về học sinh và có thể bạn đã dành rất nhiều thời gian cho các nhóm dữ liệu về tình hình học tập của từng nhóm, tạo ra các mục tiêu và suy nghĩ về kết quả cho công việc giảng dạy. Nhưng năng lực đọc hiểu của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập. Thực tế là năng lực đọc hiểu của học sinh đang có sự phân hóa ở nhiều cấp độ, và nội dung bài học cũng như các hoạt động học tập cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với điều đó, chỉ khi học sinh có khả năng đọc hiểu thì các em mới có thể tham gia vào các hoạt động học tập.
Tôi luôn có bảng phân loại năng lực đọc của học sinh trên bàn làm việc để dễ dàng tham khảo khi tổ chức các hoạt động học tập. Các giáo viên cũng nên làm như vậy một cách có ý thức, để các hoạt động học tập thực sự có hiệu quả. Đừng đánh giá thấp điều này mà dẫn đến phá hỏng bài học của bạn. Ngay cả những vấn đề từ vựng và những bài đọc có nội dung ngắn nhất vẫn có thể khiến học sinh cảm thấy khó hiểu. Hãy làm cho các tài liệu đó trở nên dễ dàng và thân thiện hơn với học sinh.
4.Năng lượng của giáo viên
Đó thực sự là áp lực, nhưng dù bạn có thích nó hay không, năng lượng của bạn trong mỗi bài học sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thành công của tiết học. Học sinh có thể chỉ mất 15 giây để cảm nhận được sự nhiệt tình của giáo viên với môn học, chúng cũng dễ dàng nhận ra sự lười biếng không hứng thú của giáo viên. Học sinh cần cảm nhận được rằng bạn rất cẩn thiện chỉn chu, rất nhiệt tình tâm huyết với công việc. Đó phải chăng cũng là những kỹ năng, thái độ mà bạn đang muốn dạy cho học sinh.
Đây là một điều khó khăn, bởi vì chúng ta cũng là con người. Chúng ta có cuộc sống cá nhân và biết bao mối quan tâm ngoài học sinh và trường học. Tuy nhiên, đây là nơi mà “vị thế” được thiết lập. Nó có thể giúp bạn nghĩ về bản thân mình như một diễn viên, và mỗi ngày có thể là màn trình diễn có thể dẫn đến “đổ vỡ” hoặc thành công. Và đổ vỡ hay thành công phụ thuộc vào việc bạn có diễn tròn vai hay không? Bạn có sự nỗ lực và nhiệt tình hay không?

5.    Vấn đề thời gian
Nó gần như là khó khăn muôn thuở của các giáo viên, nhưng dù sao bạn cũng vẫn phải đối mặt, vẫn phải cố gắng để đưa ra kế hoạch tốt nhất có thể. Nếu học sinh không có đủ thời gian để chiếm lĩnh các kỹ năng và khái niệm mà bạn đang truyền đạt, bài học của bạn sẽ thất bại bất cứ lúc nào. Đôi khi chúng ta quên đi tốc độ mà học sinh có thể tiếp cận kiến thức và tiếp cận thông tin mới, bởi vì chúng ta thường chú ý nhiều hơn đến kiến thức và những việc phải làm trong một giờ học. Các kiến thức và kỹ năng đòi hỏi phải có nhiều thời gian hơn để làm chủ. Một số học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn những học sinh khác, trong khi một số học sinh lại cảm thấy quá sức và chán nản.
Có vẻ như không thể dự đoán được một cách chính xác thế nào là đủ và thiếu thời gian cho từng học sinh. Nhưng nếu bạn lo lắng về thời gian của một bài học hoặc dự án cụ thể, hãy lướt qua danh sách học sinh và kiểm tra dữ liệu bạn có. Học sinh của bạn thường hoạt động như thế nào? Có những học sinh “đặc biệt” nào không? Bạn có cần hướng dẫn để học sinh có được sản phẩm bạn đang thực sự hy vọng không? Hãy thêm nó vào kế hoạch bài học của bạn. Suy ngẫm về những tiết học trước đó của học sinh. Học sinh làm việc tốt hơn ở những dự án nào? Động lực lôi cuốn học sinh tham gia? Môi trường lớp học có an toàn và thoải mái? Chủ đề này có phù hợp? Học sinh có dễ tập trung vào một nhiệm vụ không? Làm thế nào để học sinh có được điều đó? Các tiêu chí đánh giá có được đưa ra? Hãy ghi lại tất cả các biểu hiện này vào kế hoạch của bạn. Nó sẽ cho phép bạn ước lượng tốt nhất bao nhiêu thời gian là đủ với học sinh.
                                                                          Bài sưu tầm
                                                                                   Keith Lambert
                                                                                         Nguyễn Hữu Long dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay223
  • Tháng hiện tại2,355
  • Tổng lượt truy cập295,322
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính